• CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PALCO
  • Yêu cầu tư vấn & báo giá

    Cường độ bức xạ năng lượng mặt trời tại 64 tỉnh thành Việt Nam

  • Thứ sáu, Ngày 24/07/2020
  • Bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Trung và miền Nam và vào khoảng 4 kW/h/m2/ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1.500 -1.700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000 - 2600 giờ mỗi năm.

    Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

    1/ Các tỉnh ở phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) bình quân trong năm có khoảng 1.800 - 2.100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Lào Cai) và vùng Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) được xem là những vùng có nắng nhiều.

    2/ Các tỉnh ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), bình quân có khoảng 2.000 - 2.600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

    Việt Nam có nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc. Trong đó:

    1/ Cường độ bức xạ vùng Tây Bắc:

    Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Điện biên, Sơn La, Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái.

    Tây Bắc nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2/ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

    Vùng núi cao khoảng 1.500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1 năm sau. Cường độ bức xạ trung bình thấp (< 3,489 kWh/m2/ngày).

    2/ Cường độ bức xạ vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ:

    Ở Bắc bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.

    Tổng bức xạ trung bình cao nhất ở Bắc bộ khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung bộ từ tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2 và 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 - 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7.

    Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam

    Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam.

    3/ Cường độ bức xạ vùng Trung bộ:

    Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 - 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ 5 - 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày (có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày).

    4/ Cường độ bức xạ vùng phía Nam:

    Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

    Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.

    Bảng 1 : Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam.

    Vùng

    Giờ nắng trong năm

    Cường độ BXMT

    (kWh/m2, ngày)

    Ứng dụng

    Đông Bắc

    1600 – 1750

    3,3 – 4,1

    Trung bình
    Tây Bắc

    1750 – 1800

    4,1 – 4,9

    Trung bình
    Bắc Trung Bộ

    1700 – 2000

    4,6 – 5,2

    Tốt
    Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

    2000 – 2600

    4,9 – 5,7

    Rất tốt
    Nam Bộ

    2200 – 2500

    4,3 – 4,9

    Rất tốt
    Trung bình cả nước

    1700 – 2500

    4,6

    Tốt

     

    Qua bảng trên cho ta thấy, Việt Nam có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía Bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn.

    Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.

    Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương:

    Bảng 2 : Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của Việt Nam (đơn vị: MJ/m2.ngày).

    TT

    Địa phương

    Tổng xạ Bức xạ Mặt Trời của các tháng trong năm

    (đơn vị: MJ/m2.ngày)

    1

    7

    2

    8

    3

    9

    4

    10

    5

    11

    6

    12

    1 Cao Bằng 8,21

    18,81

    8,72

    19,11

    10,43

    17,60

    12,70

    13,57

    16,81

    11,27

    17,56

    9,37

    2 Móng Cái 18,81

    17,56

    19,11

    18,23

    17,60

    16,10

    13,57

    15,75

    11,27

    12,91

    9,37

    10,35

    3 Sơn La 11,23

    11,23

    12,65

    12,65

    14,45

    14,25

    16,84

    16,84

    17,89

    17,89

    17,47

    17,47

    4 Láng (Hà Nội) 8,76

    20,11

    8,63

    18,23

    9,09

    17,22

    12,44

    15,04

    18,94

    12,40

    19,11

    10,66

    5 Vinh 8,88

    21,79

    8,13

    16,39

    9,34

    15,92

    14,50

    13,16

    20,03

    10,22

    19,78

    9,01

    6 Đà Nẵng 12,44

    22,84

    14,87

    20,78

    18,02

    17,93

    20,28

    14,29

    22,17

    10,43

    21,04

    8,47

    7 Cần Thơ 17,51

    16,68

    20,07

    15,29

    20,95

    16,38

    20,88

    15,54

    16,72

    15,25

    15,00

    16,38

    8 Đà Lạt 16,68

    18,94

    15,29

    16,51

    16,38

    15,00

    15,54

    14,87

    15,25

    15,75

    16,38

    10,07

    Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Có thể nhận thấy rằng, các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao.

    Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời, trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 - 175 kcal/cm2/năm, do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.

    Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 - 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1.800 - 2.100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác là rất thấp.

    Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc:

    cuong-do-buc-xa-nang-luong-mat-troi-tai-cac-khu-vuc-cua-viet-nam

    Tiềm năng năng lượng mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai… và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1.800 đến 2.100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

    Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2.000 đến 2.600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả./.

    Nguồn: Tổng hợp

      Bài viết liên quan