• CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PALCO
  • Yêu cầu tư vấn & báo giá

    5 hiểu lầm thường gặp về hệ thống điện mặt trời hòa lưới

  • Thứ tư, Ngày 29/07/2020
  • Tại Việt Nam, điện mặt trời còn khá “non trẻ”, mới phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây. Có lẽ vì thế nên nhiều người còn chưa hiểu đúng về mô hình này. Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp về hệ thống điện mặt trời hòa lưới:

    Giàn pin năng lượng mặt trời không hoạt động vào mùa đông

    Mùa hè ngập tràn ánh nắng, lượng bức xạ mặt trời lớn là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để tạo điện năng lượng mặt trời. Nhưng như vậy không có nghĩa là hệ thống điện mặt trời sẽ ngưng hoạt động vào mùa đông. Thực tế, chỉ cần có bức xạ mặt trời, pin năng lượng mặt trời sẽ hoạt động và tạo ra điện. Tất nhiên vì có số giờ nắng ít hơn so với mùa hè nên trong mùa đông, sản lượng điện tạo ra từ hệ thống sẽ không thể cao bằng mùa hè. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm về tính hiệu quả của hệ thống. Vì vậy, đừng ngần ngại khi bạn muốn lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho gia đình, kể cả khi bạn đang ở khu vực miền Bắc hoặc Bắc Trung Bộ.

    Ở nhiều nước có mùa đông dài, điện mặt trời vẫn được lựa chọn lắp đặt vì vẫn đảm bảo tính hiệu quả

    Hệ thống điện mặt trời hòa lưới vẫn cung cấp điện khi mất điện lưới

    Nhiều người tưởng rằng vì hệ thống điện mặt trời tạo ra điện năng từ giàn pin năng lượng mặt trời nên có thể hoạt động và cung cấp điện bất cứ khi nào có nắng, kể cả khi mất điện lưới. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với hệ thống điện mặt trời độc lập hoặc hòa lưới có dự trữ. Còn với hệ thống điện mặt trời hòa lưới không dự trữ, hệ thống sẽ tạm thời không hoạt động và ngưng cấp điện khi mất điện lưới. Điều này là để đảm bảo an toàn cho các kỹ sư kiểm tra, bảo trì, sửa chữa lưới điện. Do đó, nếu muốn có điện cho các thiết bị sử dụng mỗi khi mất điện lưới, bạn hãy lắp đặt điện mặt trời hòa lưới có dự trữ. Trong trường hợp bạn muốn hoàn toàn tự chủ về nguồn điện, không phụ thuộc vào lưới điện, điện mặt trời độc lập sẽ là giải pháp tối ưu.

    Chỉ phù hợp với những doanh nghiệp hoặc gia đình dùng nhiều điện

    Điện mặt trời thường được nhắc tới nhiều trong vai trò là giải pháp tiết kiệm tiền điện mỗi tháng và tạo thu nhập thụ động nhờ bán điện dư. Do đó, không phải chỉ những doanh nghiệp hoặc gia đình có mức tiêu thụ điện cao mới nên lắp đặt hệ thống này. Với những nhà có mức tiêu thụ điện thấp, hệ thống điện mặt trời hòa lưới trên mái nhà sẽ dễ dàng đáp ứng đủ nhu cầu điện sử dụng, phần điện dư sẽ được bán lại cho ngành điện, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình.

    Chỉ nên lắp điện mặt trời vừa đủ dùng để tránh lãng phí

    Nhiều người cho rằng chỉ nên lắp hệ thống điện mặt trời với quy mô vừa phải, sao cho lượng điện tạo ra vừa đủ nhu cầu tiêu thụ của gia đình để tránh lãng phí điện dư. Tuy nhiên, điều này không đúng. Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới, khi điện đã cung cấp đủ cho các thiết bị, phần điện dư sẽ được phát ngược lên lưới, bán cho điện lực. Với cơ chế khuyến khích của Nhà nước về điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái, lượng điện bán ra sẽ được tính theo g1.943đ/kWh. Nhiều gia đình, doanh nghiệp đã tận dụng mái nhà sẵn có để lắp đặt điện mặt trời, không chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt điện tại chỗ mà còn để bán điện như một hình thức đầu tư lâu dài, ít rủi ro.

    Hệ thống nhanh xuống cấp, chỉ sử dụng được vài năm

    Một hệ thống điện mặt trời có thể sử dụng trong 30-50 năm, thậm chí hơn thế nữa. Bởi vì, các tấm pin mặt trời – vật tư quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống – thường có tuổi thọ rất ấn tượng với mức suy giảm hiệu suất cực thấp. Hiện nay, một số nhà sản xuất pin mặt trời chất lượng cao đã cam kết hiệu suất của tấm pin lên đến 90% sau 25 năm sử dụng. Ở mức thông thường, các hãng sản xuất cam kết tỷ lệ suy giảm hiệu suất pin năng lượng mặt trời sau 25 năm sử dụng là 20%. Do đó, nếu bạn tưởng rằng hệ thống điện mặt trời nhanh xuống cấp và chỉ sử dụng được vài năm, bạn sẽ cần suy nghĩ lại.

      Bài viết liên quan