Tin Công Ty
Cách phân biệt chất lượng tấm pin năng lượng mặt trời nào tốt
PALCO Solar nhận định thị trường tấm pin năng lượng mặt trời hiện nay: “Có nhiều loại pin năng lượng mặt trời được nhập khẩu từ Trung Quốc có giá rất rẻ trên thị trường mặc dù ghi Technology in Germany, in USA, in Japan… nhưng hầu hết được được lắp ghép từ các cells thải (cells loại) có độ nứt gãy cao và không đồng nhất khi chụp qua máy EL, dùng một thời gian từ 1 đến vài năm sẽ dễ xảy ra hiện tượng mất áp và do đó giảm tuổi thọ rất nhanh do các vết nứt gãy bên trong giãn nở dưới nắng nóng (do các cells của tấm pin được nối tiếp với nhau nên hỏng 1 cell nghĩa là hỏng cả tấm pin). Do vậy quý khách hàng không nên vì rẻ hơn một chút mà thay vì sử dụng được trên 30-50 năm thì lại chỉ sử dụng được vài năm“, thực hư điều đó như thế nào chúng ta cùng nhau phân tích…
Hiện nay phổ biến nhất pin mặt trời đang được sử dụng hiện nay là Pin tinh thể silic. Chỉ có một số rất ít nhà máy làm công đoạn sản xuất ra tế bào quang điện còn lại hầu hết các nhà máy khác chỉ làm công đoạn lắp ráp, tức là mua khung nhôm, kính, tế bào quang điện… lắp ghép lại thành tấm pin mặt trời kích thước khác nhau. Ở Việt Nam hiện tại cũng chỉ có nhà máy lắp ráp tấm pin mặt trời như vừa đề cập. Như vậy chất lượng tấm pin sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
1. Chất lượng của tế bào quang điện (solar cells).
Tế bao quang điện là thành phần quan trọng nhất của tấm pin. Một tấm pin được cấu tạo thông thường bằng nhiều tế bào quang điện ghép nối tiếp lại với nhau, số tế bào quang điện phổ biến thường là 18 cells cho hệ 6V, 36 cells cho hệ 12V, 54 cells cho hệ 18V và 72 cells cho hệ 24V. Các tế bào này ghép nối tiếp với nhau nên nếu 1 tế bào không đạt chất lượng hoặc hỏng thì có thể hỏng cả tấm pin. Như vậy sự đồng đều về chất lượng các tế bào quang điện là rất quan trọng.
Trong quy trình sản xuất tế bào quang điện, thông thường người ta chia chất lượng tế bào quang điện thành 24 loại khác nhau, loại A hiệu suất cao nhất và có chất lượng cao nhất lấy từ loại tế bào quang điện chất lượng từ 1 đến 8, loại B từ 9 đến 16 và loại C từ 17 đến 24. Nếu chất lượng kém hơn chuẩn của loại 24 thì sẽ loại ra và gọi là cell thải (cell loại). Vậy khi mua pin mặt trời thì Cell loại A là tốt nhất.
Có một thực tế rất nguy hiểm: đó là thay vì loại tế bào chất lượng kém hơn 24 phải được bỏ đi thì rất nhiều xưởng sản xuất ở Trung Quốc tìm mua lại theo kg và ghép thành tấm pin giá rất rẻ bán ra các thị trường dễ tính, trong đó có Việt Nam. Những tế bào quang điện này khi đo vẫn ra điện, nhưng bên trong sau khi chụp quang (EL test) sẽ thấy những đường nứt gãy, sau thời gian sử dụng với sức nóng của mặt trời các vết nứt này rộng ra và tế bào đó bị ngắt mạch, có thể gây giảm hiệu suất hoặc hỏng hoàn toàn cả tấm pin. Do vậy có nhiều tấm pin xuất xứ không rõ ràng từ Trung Quốc có thể bị hỏng hoặc không ra điện chỉ sau một vài năm sử dụng, trong khi tiêu chuẩn ngành là hơn 30 năm!
Hình minh họa trên cho thấy nhìn bằng mắt thường không thể biết được tấm pin có bị nứt gãy hay không mà phải chụp qua máy chụp quang (EL Test), nên khách hàng chỉ nên mua pin mặt trời từ những nhà cung cấp uy tín thì sau này chế độ bảo hành sẽ yên tâm hơn. Các thương buôn có thể cũng ghi thời hạn bảo hành dài nhưng khi gặp sự cố họ sẽ trốn tránh trách nhiệm vì giá trị một tấm pin là khá cao…
2. Chất lượng của khung nhôm, kính, và lớp EVA, hộp ra dây điện…
Về các thành phần này thì quý khách hàng có thể nhận định khi nhìn bên ngoài, là khung nhôm dày, chắc chắn, mặt kính cũng phải dày và chắc chắn, lớp màng phía sau rờ cảm giác chất lượng, không mỏng và nhăn nheo… Các thành phần này chỉ ảnh hưởng ít tới chất lượng pin nhưng thường các tấm pin dùng cells thải (cells loại) thì các thành phần khác họ cũng không dùng hàng chất lượng để giảm giá thành thấp nhất.
3. Có phải pin càng to càng tốt?
Người Việt nói chung thích to! Nên các thương buôn cũng dựa vào đó để cố gắng tìm mua những tấm pin to. Đó thật sự là một sai lầm lớn! Như đã đề cập ở trên, Cells loại A có hiệu suất cao nhất đồng nghĩa với chất lượng cao nhất, khi ghép các cells loại này để thành tấm pin thì chúng ta có một tấm pin hiệu suất cao nhất. Với cùng diện tích 1m2 tấm pin dùng cell loại A hiệu suất 17-18% có thể cho ra hơn 160-170W điện, trong khi cũng diện tích này nếu dùng Cell thải hiệu suất 10-12% thì chỉ cho ra 100-110W điện mà thôi. Và Cells thải thì sẽ rất mau hỏng! Ở Âu Mỹ họ có 1 tiêu chuẩn bắt buộc, là tấm pin 1m2 thì tối thiểu phải đạt bao nhiêu watt, ví dụ trên 150W chẳng hạn. Còn ở Việt Nam cách các thương buôn tư vấn cho khách hàng là Pin nhỏ là pin không đủ hiệu suất, pin tôi to hơn – Đúng rồi pin nhỏ nếu dùng cell thải thì sao đủ hiệu suất được.
4. Và đây là tiêu chuẩn ngành – áp dụng cho các hãng sản xuất tấm pin uy tín:
Tiêu chuẩn ngành là: tấm pin phải đạt hiệu suất cao hơn 80% sau 25 năm sử dụng! Vậy các bạn nghĩ các tấm pin giá rẻ từ Trung Quốc có đạt được tiêu chuẩn này không?
Các dạng pin năng lượng mặt trời
Hiện nay phổ biến nhất là pin mặt trời silic gồm pin mặt trời đơn tinh thể (Mono – Si) và đa tinh thể (Poly – Si), pin mặt trời Thin-Film, Pin quang điện Concentrated PV Cell. Ưu nhược điểm của các dạng pin mặt trời được tổng kết tại đây.
Pin mặt trời đơn tinh thể (Mono-Si)
- Ưu Điểm :Hiệu suất cao 15%-20%, độ bền và tuổi thọ cao( 25 năm ), độ suy giảm thấp
- Nhược điểm: Giá thành cao.
Pin mặt trời đa tinh thể(Poly – Si)
- Ưu Điểm : Giá thành thấp, độ bền và tuổi thọ cao ( 25 năm ).
- Nhược điểm: Hiệu suất 13%-16%.
Pin mặt trời Thin-Film
- Ưu Điểm : Giá thành thấp, chi phí lắp đặt rẻ.
- Nhược điểm: Hiệu suất và công suất thấp 11%.
Pin quang điện tập trung – Concentrated PV Cell (CPV)
- Ưu Điểm :Hiệu suất rất cao 41% ( Phù hợp để bán điện cho EVN ).
-
Nhược điểm: thường xuyên theo dõi hướng ánh sáng mặt trời và dàn xoay đổi hướng (solar tracker) để tận dụng tối đa nguồn sáng trực tiếp, chi phí cao.
Các thương hiệu pin mặt trời phổ biến tại thị trường Việt Nam thời gian gần đây:
Có nhiều thương hiệu pin năng lượng mặt trời, chiếm số lượng nhiều đặc biệt là cung cấp cho các dự án cánh đồng năng lượng mặt trời (solar farm) là các thương hiệu pin mặt trời từ xuất xứ từ China như pin mặt trời Jinko, Trina, JA…, các thương hiệu pin mặt trời có nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam như pin mặt trời Vsun, pin mặt trời Canadian, pin mặt trời Irex… và các thương hiệu lớn xuất xứ từ Mỹ, Hàn, Nhật như pin mặt trời LG, pin mặt trời Sunpower, pin mặt trời Hanwha, pin mặt trời thin – film First Solar, pin mặt trời Mitsubishi…
Về giá thành thì các thương hiệu đến từ Trung Quốc có giá thành rẻ nhất, phần lớn là các sản phẩm pin mặt trời đa tinh thể, thời gian bảo hành 10-12 năm. Các thương hiệu đắt tiền nhất là pin mặt trời LG, hay Sunpower với thời gian bảo hành 25 năm. Đặc biệt pin mặt trời LG có dòng sản phẩm 12 busbar, với nhiều tính năng ưu việt về hiệu suất lẫn tuổi thọ, độ suy giảm theo thời gian, có chế độ bảo hành tốt nhất thị trường hiện nay với bảo hành vật lý 25 năm, bảo hành hiệu suất sau 25 năm đạt trên 86-88% tùy dòng sản phẩm.